Loài muỗi và những điều đặc biệt về muỗi có thể bạn chưa biết

Mệnh danh là loài côn trùng nguy hiểm nhất hành tinh, quả thật không sai khi chúng là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người. Những con muỗi bay vo ve khắp nơi và hút máu khiến con người chưa bao giờ có thái độ thân thiện với chúng. Và việc tiêu diệt chúng luôn là điều được mọi người quan tâm.

Bạn có biết mặc dù là loài côn trùng khá nguy hiểm, nhưng loài côn trùng nhỏ bé này cũng có nhiều điều rất thú vị mà có thể bạn vẫn chưa biết. Và ngay bây giờ hãy cùng khám phá tất tần tật những thông tin thú vị về loài côn trùng này nhé.

Giới thiệu chung về loài muỗi

Muỗi có tên tiếng Anh là Mosquito, là nhóm sinh vật thuộc lớp côn trùng hợp thành họ Culicidae, nằm trong bộ Hai cánh (Diptera). Chúng đã tồn tại trên trái đất khoảng hơn 210 triệu năm trước. Muỗi có khoảng 2700 loài trong đó có 35 giống đã được nghiên cứu. Muỗi được phân chia thành 2 phân họ bao gồm Anophelinae (gồm 3 chi) và Culicinae (gồm 40 chi).

Về tập tính, bởi phần lớn các giai đoạn phát triển của muỗi đều nằm trong nước, nên chúng sinh trưởng chủ yếu ở các vũng nước đọng, ao hồ, đầm lầy… những nơi có điều kiện khí hậu ẩm ướt. Đây cũng là nơi có điều kiện thuận lợi nhất để chúng có thể đẻ trứng và giúp trứng có thể dễ dàng phát triển qua nhiều giai đoạn.

Rất nhiều người cho rằng muỗi chỉ chuyên hút máu người để tồn tại. Tuy nhiên trên thực tế, nguồn thức ăn chủ yếu của loài này là nhựa cây, hoa quả và được phân chia riêng biệt dành cho muỗi đực và muỗi cái.

Thức ăn dành cho muỗi cái

Cấu tạo vòi của muỗi cái có phần đặc biệt nên có thể xuyên thủng qua da người, động vật để hút máu. Quan trọng hơn là nguồn protein từ nhựa cây, hoa quả không đủ để muỗi cái có thể sinh sản trứng. Chính vì thế nên muỗi cái cần hút thêm máu để có đủ lượng protein cần thiết phục vụ cho việc sinh sản, đẻ trứng.

Thức ăn dành cho muỗi đực

Cấu tạo vòi của muỗi đực không thức hợp để hút máu người, động vật. Ngoài ra cũng không yêu cầu quá nhiều protein để sản sinh trứng, nên nguồn thức ăn chủ yếu của muỗi đực là hút nhựa cây và hoa quả để tồn tại.

Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp một số loài muỗi như Aedes, Anopheles, Culex. Trong đó loài Anopheles và Culex là 2 loài vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm cho con người mà bạn cần phải hết sức đề phòng.

  • Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết.
  • Muỗi Culex vật truyền bệnh viêm não Nhật Bản B.

Cấu tạo cơ thể muỗi

Ở muỗi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 5 – 20mm. Với kích thước vô cùng nhỏ bé, nhưng cơ thể chúng được chia thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng.

Phần đầu

Bộ phận đầu muỗi chứa toàn bộ các cơ quan cảm biến: Cảm biến hóa học, cảm biến nhiệt, cảm biến hình ảnh. Đầu muỗi có 2 mắt kép, vùng khuyết của mắt có gốc angten dài 15 đốt ở muỗi đực và 16 đốt ở muỗi cái. Ngoài ra, phần đầu còn là nơi chứa  vòi để hút máu, hút mật và các cơ quan gây ra vết thương.

Phần ngực

Phần ngực của loài côn trùng này được chia thành 3 đốt liền nhau là ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt mang 1 đôi chân, chân muỗi có 5 đốt.

Ngực muỗi còn là nơi liền với cánh cánh vảy và cánh cứng. Phần cơ cánh cực kỳ vững chắc. Ngoài ra, ngực của muỗi còn là nơi chứa tim và một số tế bào thần kinh.

Phần bụng

Bụng của mỗi có 10 đốt, mỗi đốt có bụng và lưng được nối với nhau bằng một màng khó nhỏ nằm ở 2 bên, phần bụng còn có lông tơ và vảy.

Bụng là nơi chứa hệ tiêu hóa và các cơ quan bài tiết. Ngoài ra những đốt bụng phía cuối còn tạo thành bộ phận sinh dục của chúng.

Vòng đời của muỗi – Muỗi sống được bao lâu

Để phát triển thành một con muỗi trưởng thành có thể bay đi kiếm ăn, đốt người và truyền bệnh, một con muỗi phải trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Con trưởng thành.

Giai đoạn trứng

Muỗi cái sau khi nạp đủ lượng protein vào cơ thể sẽ tìm nơi lý tưởng để đẻ trứng. Nơi lý tưởng để chúng đẻ trứng là những vũng nước đọng, ao tù, sông hồ… Trứng của muỗi sẽ nổi trên mặt nước tạo thành bè trứng.

Muỗi đẻ theo từng đợt, mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 3 ngày. Và trung bình mỗi lần sinh sản chúng có thể cho ra đời khoảng 200 trứng.

Giai đoạn ấu trùng (lăng quăng)

Trong điều kiện môi trường nước lý tưởng thì chỉ sau 48 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng, mọi người còn hay gọi là lăng quăng. Đây là giai đoạn thứ 2 trong vòng đời phát triển của muỗi, chúng sẽ ăn các vi sinh đồng thời ngoi lên mặt nước để hít thở.

Các con lăng quăng sẽ trải qua khoảng 4 lần lột xác để lớn dần lên. Các con ấu trùng muỗi đều có một ống dẫn truyền thở, tuy nhiên đến giai đoạn ấu trùng trưởng thành, ống truyền sẽ tiêu biến, lúc này các con lăng quăng sẽ nằm song song với mặt nước để tiếp nhận oxi thông qua các lỗ thở. Bên cạnh đó cũng có một số ấu trùng chọn cách ký sinh trên thực vật để hấp thụ oxi.

Giai đoạn nhộng (cung quăng)

Nhộng là giai đoạn thứ 3 trong quá trình phát triển của muỗi, theo đó ấu trùng ở lần lột xác cuối cùng sẽ tiến hóa thành nhộng. Quá trình phát triển từ ấu trùng sang nhộng mất từ 7 – 14 ngày tùy thuộc và điều kiện môi trường mà chúng đang sinh sống.

Ở giai đoạn nhộng, chúng tập trung vào việc nghỉ ngơi và không ăn gì, chúng có những phản ứng với một số thay đổi nhỏ. Cũng ở giai đoạn này, cung quăng di chuyển rất nhiều, chúng di chuyển bằng đuôi, quẫy đuôi về phía dưới để việc di chuyển xa hơn và mạnh mẽ hơn.

Muỗi trưởng thành

Sau khoảng 2 ngày ở giai đoạn nhộng, chúng sẽ tiến hóa thành muỗi trưởng thành. Lớp ngoài của nhộng sẽ tách ra và dần xuất hiện muỗi trưởng thành với cơ thể đầy đủ các bộ phận.

Muỗi sau khi tách ra từ nhộng sẽ nằm nghỉ ngơi trên mặt nước để hong khô các bộ phận trên cơ thể. Sau khi khô và cứng cáp hơn, chúng sẽ bay đi và thực hiện nhiệm vụ cùng mình là kiếm ăn và sinh sản.

Tùy theo điều kiện môi trường sống, giới tính và đặc điểm của từng loài muỗi mà chúng sẽ có tuổi thọ khác nhau. Có thể ước lượng tuổi thọ trung bình của muỗi theo giới tính như sau:

  • Tuổi thọ trung bình của muỗi cái vào khoảng 2 tháng, và trong vòng đời của muỗi, chúng sinh sản khoảng 6 – 8 lần.
  • Tuổi thọ trung bình của muỗi đực ngắn hơn, sau khi thực hiện giao phối với con cái, muỗi đực chỉ có thể sống khoảng 10 – 15 ngày.

Những điều đặc biệt về loài muỗi có thể bạn chưa biết

Muỗi là loài nguy hiểm nhất hành tinh

Hằng năm, muỗi gây ra hơn 400.000 ca tử vong cho con người, bởi chúng là nguyên nhân gây ra các bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, viêm não. So với các loài động vật khác như cá mập, rắn, chó sói… những loài động vật nguy hiểm thì số ca tử vong do muỗi gây ra vẫn luôn cao nhất.

Muỗi rất dễ bị thu hút bởi cơ thể đẫm mồ hôi

Cơ thể đổ mồ hôi sẽ sản sinh ra một lượng khí cacbon dioxit lớn, và đây chính là tác nhân thu hút muỗi. Nếu bạn bị muỗi đốt thường xuyên, nhiều người cho rằng bạn có máu “ngọt” nhưng thực tế, là do bạn đang đổ mồ hôi quá nhiều, hoặc do chưa vệ sinh sạch sẽ cơ thể.

Nước bọt của muỗi như một loại thuốc gây tê

Khi muỗi đốt bạn, trong vài giây đầu chắc chắn bạn sẽ không nhận ra bởi tuyến nước bọt của muỗi hoạt động như một loại thuốc gây tê khiến bạn không có cảm giác đau ngứa. Triệu chứng ngứa và sưng trên sơ thể chỉ xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu phản ứng với các chất được tiết từ nước bọt của muỗi.

Tốc độ di chuyển của muỗi khá chậm

Tốc độ bay của muỗi được xếp vào hàng những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới. Vận tốc bay của chúng chỉ 1,6 – 2,4km/h. Mặc dù đã rất chậm nhưng bạn cũng phải rất khó khăn để có thể đuổi bắt được chúng.

Dù khá nhỏ bé nhưng muỗi là loài côn trùng vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế bạn nên việc tìm hiểu về quá trình phát triển và môi trường sống của chúng sẽ giúp bạn có những biện pháp tiêu diệt thật tốt loài côn trùng này. Hy vọng với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thể hiểu hơn về loài côn trùng này và có những cách tiêu diệt chúng triệt để.